Có
một câu chuyện như sau. Một người đàn ông giàu có mang tới cúng dường Phật một
hũ vàng. Ông ta phải rất quý hũ vàng đó, Phật thấy ông ấy ôm giữ hũ vàng rất cẩn
thận....
Đặt
hũ vàng xuống chân Phật cúng dường rồi ông ta ngồi xuống chờ đợi. Phật bảo ông
hãy buông nốt đi. Ngạc nhiên ông ta nhìn vào hai bàn tay trống không và không
hiểu còn gì để buông nữa. Rồi ông ta khựng lại, nhắm mắt rồi 30 phút sau ông mở
mắt ra và cúi lạy Phật tỏ lòng biết ơn. Ông ấy đã học được điều mà Phật muốn dạy.
Nếu
chỉ buông lần thứ nhất thì chưa phải là buông mà phải buông lần thứ hai mới thực
sự là buông. Đó chính là buông cái người buông. Nếu chỉ buông lần đầu thì tay
trái buông một hũ vàng, tay phải sẽ lại nhặt một hũ vàng khác.
Nếu
không hiểu điều đó thì đã bỏ lỡ lời Phật dạy, luôn có một ngụ ý gì đó và bạn phải
tự tách ra cái gì là mình và cái gì không phải là mình. Cái đẹp và thông minh
là phải hiểu được việc buông lần thứ hai vì nếu buông mà vẫn còn người đằng sau
thì chỉ là hành động ở bên ngoài. Rắc rối ở đây không phải ở hũ vàng mà phải
cúng dường toàn tâm toàn ý. Để khi buông hũ vàng ra thì không còn ai, chỉ còn sự
trống rỗng, cái không. Khi buông tất cả thì chúng ta hiện diện, chúng ta biết
mình là ai. Khi việc đó xảy ra nhiều lần thì chúng ta sẽ không thể quên mình là
ai. Cả một kiếp sống chúng ta đã ngủ say trong thân thể nhưng chúng ta hiện diện
thì chúng ta sẽ biết liền.
Buông
vật trong tay chỉ là để cho người khác nhìn thấy, cho chúng ta nhìn thấy nhưng
khi buông người buông thì mới thực sự là buông. Khi đó không còn vật nắm giữ và
người nắm giữ. Khi biết buông thực sự chúng ta sẽ hạnh phúc vô cùng khi biết
cho đi. Một lần cho đi là cho chính bản thân mình, là cho toàn tâm toàn ý. Dù
là cho ai đó một chén nước nhưng có toàn bộ tâm huyết của mình thì chén nước đó
cũng có sự khác biệt.
“Học
đạo là học cách để buông, học được chân lý tối thượng, biết ta là ai, biết cái
đẹp...”
Thực
sự việc cúng dường là giúp người buông chứ Phật đâu cần bất cứ gì, cả vương quốc
Ngài cũng bỏ nhưng Ngài nhận cúng dường để dạy người ta cách buông. Con người vứt
bỏ dính mắc của mình và đổi lại nhận được niềm vui, hạnh phúc, buông thì tay trống
rỗng lúc đó mới có thể nhận được cái gì đó để mà dùng. Vì vậy, phải hiểu đúng
việc cúng dường không phải để được phước, nếu hiểu đạo pháp thì đừng hiểu lầm.
Hãy học câu chuyện của vua Lương Vũ đế và Bồ đề đạt ma. Khi Vua hỏi Bồ đề đạt
ma rằng “Ta đã xây hàng nghìn chùa chiền, cúng dường cho hàng vạn sư, vậy ta có
công đức gì không?” Bồ đề đạt ma trả lời “Vô công vô đức”.
Chúng
ta phải tìm trung tâm đúng nếu không thì cả một kiếp sống chúng ta chưa bao giờ
hiện diện. Chúng ta vẫn đang ngủ rất say. Học cách buông chính là học cách quay
trở lại bản thể, học cách chúng ta hiện diện. Chúng ta chỉ hiện diện khi tâm
trí không còn huyên náo, bên trong trống rỗng, và không còn bản ngã. Còn nếu
không thì bên trong chúng ta không khác nhà thương điên di động, chưa bao giờ dừng
được tâm trí một giây. Chúng ta không bao giờ biết đến cái đẹp, hoặc chỉ biết
trong khoảnh khắc rồi lại khao khát đi tìm bởi chúng ta đang đi theo chiều kích
sai. Nếu chúng ta đi theo hướng đúng thì sẽ thấy rất nhanh, có khi chỉ cách một
bước chân. Và cách buông bỏ là cách quay lại chính mình nhanh như thế.
Buông
là buông những cái của tôi như nhà cửa của tôi, công việc của tôi, con cái của
tôi, xe của tôi, vợ của tôi, chồng của tôi. Hãy tự đặt câu hỏi những thứ đó có
thực là của tôi không? Ngay cả thân thể này có thực là của tôi không? Tôi không
tồn tại, nó chỉ là ngôn từ nói, nhưng chúng ta bị nhốt trong những cái “của
tôi” đó. Chúng ta chỉ biết cái có và chơi với những cái có ở đây. Chúng ta đã bị
lập trình chỉ chơi được với những cái chúng ta đang có. Chúng ta không dừng lại
xem có phải chúng ta chỉ được phép chơi với những cái đang có không? Cứ thế
chúng ta sống trong một thế giới bé tẹo với cái tôi, cái của tôi rồi phóng chiếu
ra ngoài với sự sở hữu. Nó thực sự chỉ là thế giới trong đầu chúng ta và ngày
nào cũng từng đó lặp đi lặp lại. Cái chúng ta không biết mới nhiều, mới vô hạn
thì chúng ta không hề quan tâm sự tồn tại của nó.
Không
phải tự nhiên du lịch phát triển vì đi một nơi mới chúng ta thấy hạnh phúc,
nhưng không thể đi mãi một nơi và phải chờ một thời gian để lại đi tiếp nơi đấy.
Đó là vì đến một nơi không biết, thấy những cái mới, niềm vui xuất hiện. Mọi thứ
lặp lại thì đó là cuộc sống chết. Nên con người cứ làm việc hùng hục kiếm tiền
rồi lại đi du lịch. Nhưng thực sự niềm vui đó rồi cũng nhạt, kỳ vọng rồi đi đến
thất vọng. Những cái mới đó rồi lại cũ vì thực ra nó không hề mới, chỉ là chúng
ta đang tự đánh lừa chúng ta. Cái chúng ta ham muốn cả đời để có, nếu chưa có
chúng ta còn hy vọng. Khi đã có thì cuộc sống lại càng tệ hơn. Những người đã
có thì thấy chán, còn những người chưa có lại đi theo cái vòng xoay đó. Bởi bản
chất là ngay từ đầu tất cả đã đi sai đường. Bởi ham muốn dù được đáp ứng cũng
không thỏa mãn. Thế giới có đó là thế giới luôn muốn thêm nhưng thêm không mang
lại hạnh phúc cho chúng ta. Rồi cuộc sống trở nên chán ngắt. Chỉ cái chúng ta
không có chúng ta mới thấy hấp dẫn.
Chúng ta phải hiểu cái bế tắc của
thế giới có, nó là chết bởi vì chúng ta nắm nó trong tay. Chúng ta có hai tay
nên chỉ nắm được vài thứ, không thể buông tay để nắm cái gì khác. Nếu trong tay
chúng ta là hai cục vàng thì chúng ta chỉ có thể nhìn phải nhìn trái để phòng bị
ăn cắp. Nếu chúng ta với hai bàn tay rỗng, mắt mở rộng bốn phương thì sẽ hoàn
toàn khác. Phải hiểu sự bất lực của nắm tay thì mới có thể xòe tay. Chúng ta phải
hiểu sự bất lực của thế giới có. Tạo hóa sinh ra người rất giàu người rất nghèo
nhưng hạnh phúc có thể đạt được là như nhau. Người nghèo dường như hạnh phúc
hơn vì còn có niềm vui trong quá trình đi đến cái giàu vì người nghèo đang khao
khát giàu. Người giàu đã giàu rồi không còn gì để đi đến. Tuy nhiên, người giàu
nếu buông được thì họ lại ngay lập tức sở hữu cái vô hạn. Đó là ý nghĩa câu “xả
phú cầu bần, xả thân cầu đạo”. Không ai hiểu, nhưng nếu hiểu thì thấy đạo, hiểu
sự vô nghĩa của thừa mứa, của sự nắm giữ, giống như trẻ con chơi đồ chơi, người
lớn cũng chơi đồ chơi, chỉ khác là trẻ con nhanh chán còn người lớn chơi lâu
hơn. Đôi khi chúng ta yêu đồ vật còn hơn cả con người. Nhưng đồ vật đâu có biết
yêu, thực chất đồ vật chỉ là sự phóng chiếu của bản ngã để khoe với người khác.
Đồ vật dù lớn và nhiều tiền đến đâu cũng không so sánh được với con người vì chỉ
con người mới có tình yêu, mới đem lại hạnh phúc. Yêu đồ vật thì dễ, thử yêu một
người sẽ thấy rất khó bởi không thể nắm giữ. Khi thực sự yêu thì đến vua cũng bỏ
cả ngai vàng bởi không gì có thể so sánh với cảm xúc tình yêu đó, nó mang lại hạnh
phúc thực sự. Khi hai người yêu nhau có hai sự hiện diện, hai sự giao cảm, hai
tâm hồn. Thế giới chúng ta nắm giữ đều không có linh hồn, không có tự tính,
không có thực chất nên chơi với nó một hồi chúng ta thấy chán là đương nhiên.
Và chúng ta càng ham muốn thì càng nhanh chán.
Nhưng
không ai đặt câu hỏi tại sao lại chán? Chán đó phải là sự thông minh cơ, khi
chán thì sẽ tự rời ra, tự buông. Trong cuộc sống trừ khi thấu hiểu thì việc
buông mới xảy ra, như quả chín tự rụng khỏi cây, chưa chín chưa thể rụng.
Khi chúng ta không thấu hiểu, không chán thì
không có cách gì buông cả. Nên việc buông và chán cũng rất mang tính cá nhân, với
một người thì 100 triệu bắt đầu chán, với người khác chán là 100 tỷ. Không có
thước đo chung mà tự mỗi người phải xác định đối với mình thế nào là vừa, là đủ.
Khi
đủ và dừng lại đúng lúc là thông mình, biết tận hưởng ở đỉnh cao. Còn không biết
dừng, cố mãi, cố mãi là tự giết mình, giết cảm xúc của mình. Như ăn một, hai
bát thấy nó ngon, 3 bát thấy chán, ăn tới bát thứ 4 thì có lẽ sợ không dám ăn
cơm cả tuần. Bị ép buộc, trói chặt thì càng muốn thoát ra. Mình chỉ có thể cho
cái mà mình có, người bất hạnh chỉ có thể cho người khác sự bất hạnh, chỉ người
đang hạnh phúc mới có thể cho người khác hạnh phúc.
“Hạnh
phúc với cái ta không có”
Chúng
ta đang rơi vào vòng xoáy của kiếm tiền và tiêu tiền, bị lừa bởi truyền thông.
Trong nhà chất đống những thứ không dùng tới hai lần, chúng ta nhiễm thói quen
tích trữ và nhiều khi mua mà không biết tại sao. Chúng ta như một cái máy, bị lừa
kiếm tiền rồi lại bị lừa tiêu tiền. Có bao giờ chúng ta hỏi cái đó có mang lại
hạnh phúc cho chúng ta không, và sâu bên trong chúng ta thừa biết không có hạnh
phúc. Chúng ta quá dễ bị lừa, vì thế rất dễ dính mắc vào việc làm, vào việc
tiêu tiền. Chúng ta quá dễ dãi với truyền thông, rồi tham gia vào vở kịch mà
quên mất việc của chính mình là chúng ta sinh ra để làm gì, đâu là ý nghĩa thực
sự đối với cuộc sống của chúng ta. Phần lớn chúng ta đang sống là “kiếm tiền và
tiêu tiền”, hầu như rất ít người nghĩ đến việc dạy con cái tìm hạnh phúc. Rồi
xã hội lại gắn mác rằng “có tiền là có hạnh phúc”.
Cái
gì buông mà không mất thì mới đúng của mình, còn buông mà mất thì đâu có giá trị.
Chúng ta đang mắc vào việc yêu thích cái gì thì biến nó trở thành đồ vật để sở
hữu, kể cả người chúng ta yêu quí.
Chúng
ta không hiểu thế giới có, thế giới nhỏ bé chúng ta đang sống, thế giới của
tôi. Còn thế giới bao la mà chúng ta không sở hữu như tự nhiên, biển, núi, sông
suối, ngôi sao v.v mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui, nhiều sự thú vị thế.
Thử nói chuyện với người lạ mà xem, rất thú vị, bởi đó là cái chúng ta không biết.
Rời thế giới có đi vào thế giới không biết, chúng ta sẽ thấy niềm vui sướng thực
sự.
Khi không còn người nắm giữ, cái
không càng cho đi càng đầy, đó là phẩm chất vũ trụ, là bản thể của chúng ta.
Khi chúng ta ném đi, buông đi sẽ thấy hạnh phúc bởi lúc đó ta đang trải rộng
mình ra. Thử một ngày dậy sớm đón bình mình và mang tình yêu của mình cho mặt
trời, bạn sẽ thấy mọi vật đều có linh hồn và đáp ứng tình yêu của bạn. Khi cho
đi là chúng ta đang tặng chính bản thể, tình yêu, trái tim của mình cho tất cả.
Khi đó chúng ta đang tận hưởng chính mình. Tất cả mọi con người đều rất đặc biệt,
là sự kỳ diệu của tạo hóa, cái đẹp ở khắp nơi, khi chúng ta sống trong tình yêu
thương, trong sự giao cảm thì sẽ thấy buông bỏ, cho đi mới thực sự là hạnh
phúc.
Việc
thu chỉ là phục vụ nhu cầu của ham muốn. Thế nào gọi là tham? Nếu nhu cầu chỉ
ăn một bát thì bát thứ hai là tham. Chúng ta hiểu biết thì hiểu cái gì là phục
vụ nhu cầu thiết yếu vừa đủ của chúng ta, đó là cần thiết, nhưng nếu chúng ta
chỉ sống để làm việc thì phải xem xét lại. Cuộc sống chúng ta không cần nhiều
như vậy, nhưng chúng ta tiếp tục bịa ra mục đích nọ kia để làm việc bởi chúng
ta không làm không chịu được. Và chúng ta quên mất chúng ta sinh ra và sống để
khám phá, tìm kiếm và hiểu biết chân lý, thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nếu chúng
ta không có cái ăn thì làm việc nuôi sống thân thể này là tốt, nhưng nếu sống
chỉ để làm việc thì không còn đúng nữa, không còn ý nghĩa gì nữa.
Nếu
không biết thế nào là đủ thì làm sao buông được. Cái thừa tạo ra cái tham, cái
tham lại tiếp tục tạo ra tham. Nếu làm việc chỉ để phục vụ cuộc sống thì không
ai làm việc nhiều như vậy, chúng ta sẽ biết đến niềm vui khác. Nếu thiền là hạnh
phúc thì chúng ta chỉ cần ngồi một mình tận hưởng hạnh phúc.
Mọi
người phải biết tự cứu mình, hãy tự làm bảng cân đối cho nhu cầu cá nhân, cái
gì là cần, cái gì không cần thì dũng cảm ném đi, hãy tìm cái gì làm chúng ta hạnh
phúc hơn, mãn nguyện hơn trong kiếp sống này. Hãy thử nghĩ đến cái chết, tới
lúc chết chúng ta thực sự cần gì? Giờ chúng ta đang như cái máy, không biết làm
để làm gì.
Chúng
ta cần sống một cuộc sống hiểu biết, trưởng thành hơn, biết ngưỡng của chính
mình để buông bỏ. Và hiểu rằng buông là buông những dính mắc với bên ngoài. Nếu
tới lúc chết chúng ta không học được bài học Buông thì chúng ta sẽ rất đau đớn
bởi những thứ chúng ta không buông được sẽ trói chặt chúng ta. Hãy tự hỏi chúng
ta đang nắm giữ hay đang làm nô lệ cho những thứ chúng ta nắm giữ?
Nắm
giữ và buông phải cân bằng, hiểu được bài học Buông thì chúng ta có thể tận hưởng
cuộc sống, hài hòa với vũ trụ.
“Giữ
là để buông và buông là giữ” – đây là bài học lớn nhất,
bài học cao nhất mà con người cần phải học được.
(Ghi chép từ buổi chia sẻ "Buông
- Thấu hiểu tự xảy ra" của Cộng đồng Sống thiền)
© Tự Mình Ăn SOUP
HƯỚNG DẪN LÀM GÌ - Một kênh youtube chia sẻ những tiện ích, ứng dụng, phầm mềm, apps giúp nâng cao hiệu quả công việc và học tập. Mời bạn ghé qua chơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét